Bộ ngũ sự bằng đồng là bộ đồ thờ ngũ sự bằng đồng gồm 1 đỉnh đồng, 2 hạc đồng, 2 chân nến đúc bằng đồng đỏ, đồng vàng hoặc đồng chạm khảm cao cấp. Nếu chia nhỏ đỉnh đồng và đôi chân nến hoặc đỉnh đồng và đôi hạc thờ thì sẽ tạo thành bộ tam sự
Ý nghĩa của bộ đồ thờ ngũ sự trong thờ cúng
Lư hương (đỉnh đồng) gồm: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai mây. Đỉnh đồng có ba chân trụ vững chãi đứng trên đế. Phần bụng của đỉnh đồng phình ra hình bầu dục, bụng đỉnh được chạm khắc hình ảnh cao quý song long trầu nguyệt, hay những dòng chữ ” Phúc Lộc Thọ Khang Ninh”. Là 5 loại phúc lành mà con người mong muốn gọi là ngũ Phúc. Phía trên nắp đỉnh đồng là một con Lân ngự uy nghi, bệ vệ mặt ngoảnh ra ngoài. Dân gian xưa lấy hình ảnh con Lân canh trước cửa nhà với mong muốn gia chủ được bảo vệ, trong gia đình luôn có một con vật để trông nhà. Hai đỉnh mao rồng tai mây ôm lấy phần bụng của đỉnh đồng tạo nên cho đỉnh đồng sự uy nghi và linh thiêng. Ngày xưa, Đỉnh đồng là một phần không thể thiếu trong bộ ngũ sự đồng dùng để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết. Theo quan niệm tâm linh mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí rất tốt; về mặt tâm linh thì bộ đỉnh đồng, lư hương ngũ sự hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận. Ngoài ra mùi hương thơm tự nhiên của Trầm có tác dụng thanh lọc khí, tốt cho tinh thần của người trong gia đình.
Đôi hạc đồng đứng trên lưng rùa:
Trong dân gian Hạc được xem là một loài chim quý, dù kiếm ăn nơi ao hồ nhiều bùn đất nên tưởng chừng thân bị vấy bẩn nhưng với đôi chân dài nên thân luôn sạch sẽ, Hình tượng Hạc bay lượn với bộ lông trắng càng khiến con người liên tưởng về loại vật luôn giữ được tấm thân thanh cao, trong trắng, thoát tục. Hạc thờ thường được thấy với hình tượng Hạc ngậm ngọc minh châu biểu trưng cho cao quý, hoặc khi ngậm hoa sen thì biểu trưng cho giác ngộ.
Trong khi đó Rùa (Quy) là loài vật có tuổi thọ rất cao, với bộ mai rắn chắc vững vàng che đỡ cho thân thể, tính chậm dãi nhưng bền bỉ nên là buổi tượng của sự trường tồn vĩnh cửu, vì vậy mà rùa là loại được sánh ngang cùng tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng. Trong tứ linh thì Rùa là loài duy nhất tồn tại trong đời thực. Sự kết hợp Hạc và Rùa trong quan niệm tâm linh mang tính tương hỗ, tương phản rất độc đáo của Âm và Dương. Hạc chân nhỏ dài, cánh rộng tạo vẻ thanh cao thuần khiết nhưng mong manh thì đối lập với Rùa đầu ngắn chân ngắn, mai chắc tạo vẻ bền vững chậm chạp nhưng bền bỉ. Hạc bay cao lượn nhẹ nhàng liên tưởng đến trời – dương trong khi đó Rùa thân hình chắc chắn mang trên mình bộ mai nặng nề đi lại chậm chạp liên tưởng đến đất – âm. Sự kết hợp của hai loài này cho thấy người xưa đã khát vọng con người đạt tới sự thanh cao thoát tục nhưng vẫn trường tồn vĩnh cửu.
Đôi chân nến đồng: Ngoài việc dùng để thắp sáng tạo nên sự lung linh huyền ảo và uy nghiêm cho bàn thờ thì đôi chân nến còn mang ý nghĩa phong thủy: Chân nến hình trụ cao, đế tỏa rộng tạo nên sự vững chãi. Trước đây bên trên đặt đôi nến để đốt tạo ánh sáng cho toàn bàn thờ. Chân nến là ước muốn của con người được vươn tới ánh sáng xóa tan u tối khiến trí tuệ được giác ngộ. Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức là mặt trời. Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức là mặt trăng. Có âm – dương, nhật – nguyệt trong bộ đồ thờ ngũ sự thì sẽ làm cho vạn vật sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.
Bài trí bộ ngũ sự trên bàn thờ
Cách bài trí bộ ngũ sự bằng đồng trên bàn thờ theo thứ tự Đỉnh đồng (lư hương) đặt ở trung tâm, đến đôi hạc và cuối cùng là đôi chân nến.
Kích thước thường dùng: cao 50 – 60 – 70cm.
Chất liệu của bộ ngũ sự bằng đồng: Đồng đỏ, đồng vàng, đồng khảm tam khí, ngũ sắc.
Quy trình sản xuất: Tạo mẫu, Dập khuôn, Đúc, Chạm tỉa, Hoàn thiện.