Cách Viết Bài Vị Thờ Cúng: Ý Nghĩa và Quy Tắc
Bài vị thờ cúng, còn gọi là đề thần chủ hay đề chủ, là hình thức ghi danh người đã khuất lên thẻ bài để thể hiện sự tôn kính và giữ gìn truyền thống gia đình. Tùy thuộc vào nơi thờ – chùa chiền để thờ tổ sư, đình miếu để thờ thần thánh, hoặc dòng họ để thờ tổ tiên – mà cách viết bài vị sẽ khác nhau. Trong gia đình, bài vị thường ghi thờ “thần linh bản thổ”, “gia tiên tiền tổ” hoặc những vong linh mới qua đời.
Ngày xưa, bài vị được viết bằng mực tàu, sơn đen hoặc khắc trực tiếp lên gỗ, với nội dung bao gồm vai vế, tên húy, tên thụy (nếu có), phẩm tước, và ngày tháng năm sinh tử. Việc ghi danh này không chỉ biểu trưng cho sự hiện diện của người đã khuất trên bàn thờ mà còn giúp con cháu đời sau dễ dàng nhận biết và tưởng nhớ nguồn cội, cũng như mối quan hệ của từng thành viên trong dòng tộc.
Tầm Quan Trọng và Ý Nghĩa Của Bài Vị
Đối với người đã mất: Việc ghi đúng nội dung và tuân thủ quy tắc bài vị sẽ giúp vong linh có thể an ngự và hiện diện trong các dịp cúng giỗ. Nếu nội dung ghi sai, người thờ cúng sẽ không biết thờ ai, còn người khuất cũng khó lòng an nghỉ.
Với con cháu hậu thế: Cách ghi bài vị rõ ràng giúp con cháu dễ dàng nhận biết mối quan hệ huyết thống, hiểu về gia phả và truyền thống tổ tiên. Đây là nguồn gốc của đạo hiếu, giúp con cháu noi gương và duy trì tinh thần cốt lõi của gia tộc.
Quy Tắc “Quỷ – Khốc – Linh – Thính” Trong Viết Bài Vị
Quy tắc “Quỷ – Khốc – Linh – Thính” định rõ số lượng chữ khi viết bài vị thờ: “Nam Linh, Nữ Thính, bất dụng Quỷ Khốc nhị tự”. Bài vị được viết đúng theo quy tắc này sẽ có giá trị thờ cúng, còn nếu sai thì dù có trang trí cầu kỳ đến đâu cũng chỉ là vật trang trí mà thôi.
Tục Ngũ Đại Mai Thần Chủ
Theo sách “Thọ Mai Gia Lễ” việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép “Ngũ đại đồng đường”, đến đời thứ 6 người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang “thần chủ” của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ cũng nữa gọi là “ngũ đại mai thần chủ”. Tất cả các “thần chủ” đều được sửa lại nâng lên 1 đời tính từ người chịu trách nhiệm cúng giỗ, còn về phần cụ 6 đời sẽ rước vào nhà thờ họ để khấn chung với cộng đồng Gia Tiên trong những dịp Xuân Tế hay Chạp Tổ.
- Thuỷ Tổ dòng họ thì cụ ông gọi là Hiển Thuỷ Tổ Khảo còn cụ bà gọi là Hiển Thuỷ Tổ Tỷ
- Từ đời thứ 2 kể từ sau Thuỷ Tổ đến trước Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu là đàn ông đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Khảo
- Nếu là đàn bà đã chết thì chỉ khấn gộp chung là Hiển Cao Tằng Tổ Tỷ
- Ngũ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu kị ông đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Khảo
- Nếu kị bà đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Tỷ
- Nếu kị bác nội (anh kị nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Khảo, còn kị bà bác nội (chị dâu kị nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Cao Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là kị chú nội (em kị nội) hoặc kị thím (em dâu kị nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp kị cô ruột (chị hay em gái kị nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Cao mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
- Tứ Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu cụ ông đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Khảo
- Nếu cụ bà đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Tỷ
- Nếu cụ bác nội (anh cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Khảo, còn cụ bà bác nội (chị dâu cụ nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tằng Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là cụ chú nội (em cụ nội) hoặc cụ thím (em dâu cụ nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cụ cô ruột (chị hay em gái cụ nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tằng mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
- Tam Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu ông nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Khảo
- Nếu bà nội đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Tỷ
- Nếu ông ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Khảo
- Nếu bà ngoại (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Ngoại Tổ Tỷ
- Nếu ông bác nội (anh ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Khảo, còn bà bác nội (chị dâu ông nội) đã chết thì phải khấn là Hiển Tổ Bá Tỷ, cũng như thế mà là ông chú nội (em ông nội) hoặc bà thím (em dâu ông nội) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp bà cô ruột (chị hay em gái ông nội) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay vào đó bằng chữ Cô, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước chữ Tổ mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
- Nhị Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu cha đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Khảo
- Nếu mẹ đẻ đã chết thì phải khấn là Hiển Tỷ
- Nếu cha vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Phụ
- Nếu mẹ vợ (trường hợp bên vợ không còn người thừa tự) đã chết thì phải khấn là Hiển Nhạc Mẫu
- Nếu bác ruột (anh bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Khảo, còn bác dâu (chị dâu bố) đã chết thì phải khấn là Hiển Bá Tỷ, cũng như thế mà là chú ruột (em bố) hoặc thím (em dâu bố) thì sửa chữ Bá thành chữ Thúc. Trường hợp cô ruột (chị hoặc em gái bố) thì bỏ các chữ Bá, Thúc đi mà thay chữ Cô vào vị trí đó, các trường hợp trên nếu chết non khi chưa đến “tuổi vị thành niên” đều phải thêm chữ Mãnh đằng trước mà bỏ chữ Hiển và chữ Khảo đi.
- Nếu cậu ruột (anh hoặc em trai mẹ) đã chết (trường hợp bên mẹ không còn người thừa tự) thì phải khấn là Hiển Cữu Phụ, vợ của cậu thay chữ Phụ ra chữ Mẫu. Nếu là chị mẹ thì để nguyên chữ Hiển mà thay 2 chữ sau là Bá Mẫu, còn em gái mẹ thì đổi chữ Bá thành chữ Di, chồng bá hoặc chồng gì thì đổi chữ Mẫu thành chữ Phụ là xong, tất cả những người chết trẻ khi chưa thành niên thì đảo chữ Hiển sang chữ Mãnh.
- Nhất Đại tính trực tiếp từ bản thân người chịu trách nhiệm cúng giỗ
- Nếu anh trai đã chết thì phải khấn là Bào Huynh, trường hợp anh cùng bố khác mẹ gọi là: Thân Huynh, trường hợp anh cùng mẹ khác bố gọi là Thệ Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh. Tương tự nếu người quá cố là em trai thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, nếu là chị gái đổi thành chữ Tỷ và em gái thì sửa là chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
- Nếu anh con bác ruột đã chết (trường hợp bên đó vô thừa tự) thì phải khấn là Tụng Huynh, trường hợp người anh đó chết non khi còn ở “tuổi vị thành niên” thì thêm chữ Mãnh vào trước chữ Huynh, nếu là chị gái con bác ruột thì đổi chữ Huynh thành chữ Tỷ. Tương tự nếu người quá cố là em trai con chú ruột thì thay chữ Huynh bằng chữ Đệ, cũng như vậy mà là em gái thì sửa thành chữ Muội. Còn trường hợp chị dâu (nếu chưa có con với anh con bác ruột mà ở vậy không tái giá) thì thay chữ Huynh bằng chữ Tẩu và em dâu thì đổi gọi thành Đệ Phụ.
- Nếu vợ chết trước thì chồng sẽ khấn là Hiền Thê, ngược lại vợ sẽ khấn chồng là Lương Phu
- Nghịch Cảnh
- Nếu con trai không may chết trước cha mẹ khi đã đến tuổi thành niên mà chưa có gia đình (trong trường hợp các em còn nhỏ) thì gọi là Yểu Tử, tương tự con gái là Yểu Nữ.
Các nhà sư thì bài vị không ai dùng chữ hưởng thọ hay hưởng dương, mà nên dùng chữ: Trụ thế (住 世). Năm sinh thì viết: xuất thế ư (出 世 於)… còn năm mất thì viết: Tiện siêu ư, hay viên tịch ư v.v..
Ví dụ:
Một người có ông nội tên là Nguyễn văn Ba hiệu Hòa Thân sinh năm Giáp Tý mất giờtý ngày 15/5/ Mậu Thìn hưởng thọ 83 tuổi.
Mộ phần an táng tại nghĩa trang A thôn Đông, xã Nam, huyện Tây, tỉnh Bắc, nước Việt Nam.
thì bài vị được ghi bằng chữ Hán như sau:
*Chính giữa bài vị viết dòng chữ:
Tổ khảo Nguyễn công huý Ba hiệu Hoà Thân chân linh vị tiền.
*Bên trái (ở phía dưới ) dòng chữ trên (từ phía trong nhìn ra) viết năm sinh và dương thọ, chữ nhỏ hơn :
Sinh ư Giáp Tý niên dương thọ bát thập tam tuế.
*Bên phải (ở phía dưới) dòng chữ trên (từ trong nhìn ra) viết năm mất và nơi an táng :
Tốt ư Mậu Thìn niên, đệ ngũ nguyệt, thập ngũ nhật, tý thời.
- Ghi chú: Tất cả những trường hợp chết chưa đến tuổi thành niên (nữ dưới 13 tuổi, nam dưới 16 tuổi) không có cúng giỗ riêng mà đều khấn chung là Thương Vong Tòng Tự.
Danh xưng:
Ông Sơ = Cao Tổ Phụ 高祖父
Bà Sơ = Cao Tổ Mẫu 高祖母
Chít = Huyền Tôn 玄孫
Ông Cố = Tằng Tổ Phụ 曾祖父
Bà Cố = Tằng Tổ Mẫu 曾祖母
Chắt = Tằng Tôn 曾孫
Ông Nội = Nội Tổ Phụ 內祖父
Bà Nội = Nội Tổ Mẫu 內祖母
Cháu Nội = Nội Tôn 內孫
Ông Nội Đã Mất = Nội Tổ Khảo 內祖考
Bà Nội Đã Mất = Nội Tổ Tỷ 內祖妣
Cháu Nội = Nội Tôn 內孫
Cháu Nối Dòng = Đích Tôn 嫡孫
Ông Ngoại = Ngoại Tổ Phụ 外祖父
Bà Ngoại = Ngoại Tổ Mẫu 外祖母
Ông Ngoại = Ngoại Công 外公
Bà Ngoại = Ngoại Bà 外婆
Ông Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Khảo 外祖考
Bà Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Tỷ 外祖妣
Cháu Ngoại = Ngoại Tôn 外孫
Ông Nội Vợ = Nhạc Tổ Phụ 岳祖父
Bà Nội Vợ = Nhạc Tổ Mẫu 岳祖母
Ông Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Khảo 岳祖考
Bà Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Tỷ 岳祖妣
Cháu Nội Rể = Tôn Nữ Tế 孫女婿
Cha Đã Mất = Hiển Khảo 顯考
Mẹ Đã Mất = Hiển Tỷ 顯妣
Con Trai Mất Cha = Cô Tử 孤子
Con Gái Mất Cha = Cô Nữ 孤女
Con Trai Mất Mẹ = Ai Tử 哀子
Con Gái Mất Mẹ = Ai Nữ 哀女
Con Trai Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Tử 孤哀子
Con Gái Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Nữ 孤哀女
Cha Ruột = Thân Phụ 親父
Cha Ghẻ = Kế Phụ 繼父
Cha Nuôi = Dưỡng Phụ 養父
Cha Đỡ Đầu = Nghĩa Phụ 義父
Con Trai Lớn (Con Cả) = Trưởng Tử 長子
Con Trai Lớn = Trưởng Nam 長男
Con Trai Thứ Hai (Con Kế) = Thứ Nam 次男
Con Trai Thứ Hai (Con Kế)= Thứ Nam 次女
Con Trai Út = Quý Nam 季男
Con Trai Út = Vãn Nam 晚男
Con Trai Nói Chung = Nam Tử 男子
Con Gái Lớn (Con Cả) = Trưởng Nữ 長女
Con Gái Út = Quý Nữ 季女
Con Gái Út = Vãn Nữ 晚女
Con Gái Nói Chung Nữ Tử 女子
Mẹ Ruột = Sinh Mẫu 生母
Mẹ Ruột = Từ Mẫu 慈母
Mẹ Ghẻ = Kế Mẫu 繼母
Con Của Bà Vợ Nhỏ Gọi Bà Vợ Lớn Của Cha Là = Đích Mẫu 嫡母
Mẹ Nuôi = Dưỡng Mẫu 養母
Mẹ Có Chồng Khác = Giá Mẫu 嫁母
Má Nhỏ (Tức Vợ Bé Của Cha) = Thứ Mẫu 次母
Mẹ Bị Cha Từ Bỏ = Xuất Mẫu 出母
Bà Vú Nuôi = Nhũ Mẫu 乳母
Chú Vợ = Thúc Nhạc 叔岳
Bác Vợ = Bá Nhạc 伯岳
Cháu Rể = Điệt Nữ Tế 侄女婿
Chú Ruột = Thúc Phụ 叔父
Vợ Của Chú Thím = Thẩm 嬸
Bác Ruột = Bá Phụ 伯父
Cháu Của Chú Và Bác Tự Xưng Là = Nội Điệt 內姪
Cha Chồng = Chương Phụ 嫜父
Dâu Lớn = Trưởng Tức 長媳
Dâu Thứ = Thứ Tức 次媳
Dâu Út = Quý Tức 季媳
Dâu Nói Chung = Hôn Tử 婚子
Cha Vợ (Chết) = Ngoại Khảo 外考
Mẹ Vợ (Chết) = Ngoại Tỷ 外妣
Rể Tế 婿
Chị, Em Gái Của Cha Ta Kêu Bằng Cô = Thân Cô 親姑
Chồng Của Cô = Cô Trượng 姑丈
Chồng Của Cô = Tôn Trượng 尊丈
Chồng Của Dì = Di Trượng 姨丈
Chồng Của Dì = Biểu Trượng 表丈
Cậu Cựu Phụ 舅父
Mợ Cựu Mẫu 舅母
Mợ Cấm 妗
Ta Tự Xưng Là = Sanh Tôn 甥孫
Cậu Vợ = Cựu Nhạc 舅岳
Cháu Rể = Sanh Tế 甥婿
Vợ = Chuyết Kinh 拙荊
Vợ Chết Rồi =Tẩn 嬪
Ta Tự Xưng Là = Lương Phu 良夫
Vợ Bé = Thứ Thê 次妻
Vợ Bé = Trắc Thất 測室
Vợ Lớn = Chánh Thất 正室
Vợ Sau = Kế Thất 繼室
Anh Ruột = Bào Huynh 胞兄
Em Trai = Bào Đệ 胞弟
Em Trai = Xá Đệ 舍弟
Em Gái = Bào Muội 胞 妹
Em Gái = Xá Muội 舍 妹
Chị Ruột = Bào Tỷ 胞 姊
Anh Rể = Tỷ Trượng 姊 丈
Anh Rể = Tỷ Phu 姊夫
Em Rể = Muội Trượng 妹丈
Em Rể = Muội Phu 妹 夫
Em Rể = Khâm Đệ 襟弟
Chị Dâu Tợ Phụ 似婦
Chị Dâu = Tẩu 嫂
Chị Dâu = Tẩu Tử 嫂 子
Em Dâu = Đệ Phụ 弟 婦
Em Dâu = Đệ Tức 弟媳
Chị Chồng = Đại Cô 大 姑
Em Gái Của Chồng = Tiểu Cô 小姑
Anh Chồng = Phu Huynh 夫兄
Anh Chồng Đại Bá 大伯
Em Trai Của Chồng Phu Đệ 夫弟
Em Trai Của Chồng Tiểu Thúc 小叔
Chị Vợ Đại Di 大姨
Em Vợ (Gái) Tiểu Di Tử 小姨 子
Em Vợ (Gái) Thê Muội 妻妹
Anh Vợ Thê Huynh 妻兄
Anh Vợ = Đại Cựu 大舅
Anh Vợ = Ngoại Huynh 外兄
Em Vợ (Trai) = Ngoại Đệ 外弟
Em Vợ (Trai) Thê Đệ 妻弟
Em Vợ (Trai) Tiểu Cựu Tử 小舅子
Con Gái Đã Có Chồng Giá Nữ 嫁女
Con Gái Chưa Có Chồng Sương Nữ 孀女
Cha Ghẻ (Con Tự Xưng) Chấp Tử 執子
Cha Chết Trước, Rồi Đến Ông Nội Chết. Tôn Con Của Trưởng Tử Đứng Để Tang, Gọi Là Đích Tôn Thừa Trọng 嫡孫承重
Cha Chết Đã Chôn Hiển Khảo 顯 考
Mẹ Chết Đã Chôn Hiển Tỷ 顯 妣
Anh Ruột Của Cha Đường Bá 堂伯
Em Trai Của Cha Đường Thúc 堂叔
Chị Và Em Gái Của Cha Đường Cô 堂 姑
Anh Em Bạn Với Cha Mình Niên Bá 年伯
Anh Em Bạn Với Cha Mình Quý Thúc 季叔
Anh Em Bạn Với Cha Mình Lệnh Cô 令姑
Bác Của Cha Mình Tổ Bá 祖伯
Chú Của Cha Mình Tổ Thúc 祖叔
Cô Của Cha Mình Tổ Cô 祖姑
Gia Tiên Bên Nội Nội Gia Tiên 內家先
Gia Tiên Bên Ngoại Ngoại Gia Tiên 外家先
Con Thừa Lệnh Mẹ Đứng Ra Cúng Cho Cha Cung Thừa Mẫu Mệnh 恭承母命
Con Thừa Lệnh Cha Đứng Ra Cúng Cho Mẹ Cung Thừa Phụ Mệnh 恭承父命