Các loại gỗ được cho là nhóm gỗ quý của Việt Nam thường sử dụng là gỗ Sưa, gỗ Trắc, gỗ Cẩm, gỗ Gụ mật, gỗ Lim, gỗ Hương. Các loại gỗ quý thường có đặc điểm chung như: gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, hương vị thơm và rất khan hiếm. Do vậy nhóm gỗ này thường có giá thị trường rất cao, Nhóm gỗ này được dùng trong đóng các vật dụng thường dụng như bàn ghế gỗ, tủ, sập, đồ mỹ nghệ…tuy nhiên để sử dụng trong đồ thờ cúng như bàn thờ, hoành phi câu đối và các đồ thờ khác thì lại ít thấy sử dụng. Để bạn có thể nhận biết được các loại gỗ này chúng tôi chia kinh nghiệm thực từ một số bạn sành đồ gỗ quý:
Mục lục
Gỗ Sưa
Đặc điểm của gỗ Sưa
Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi như mùi thối.) – Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu. – Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng. – Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. – Có mùi thơm mát thoảng hương trầm. – Cây mọc ở đất ẩm thường xanh không rụng lá, và cùng mọc với các loài cây khác. Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
- Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được va đập, mưa nắng. Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục. Gỗ sưa chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa có thớ mịn, có nhiều hoa văn đẹp. Gỗ sưa đỏ giá trị cao hơn gỗ sưa trắng. Đặc biệt gỗ sưa đen rất hiếm gặp – người ta gọi là tuyệt gỗ.
- Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Tại Trung Quốc, từ đầu Công Nguyên, cuốn sách “Cổ kim chú thảo mộc” đã viết gỗ sưa ở khu rừng Việt Nam là loại tốt nhất.. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng gỗ sưa để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ sưa có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy.
- Ngoài ra, gỗ sưa thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt gỗ sưa với giá hàng nghìn USD.
- Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Có ý kiến cho rằng ở Trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày… Hiện gỗ sưa đang được các thương lậu Trung Quốc thu mua với giá cả rất cao và ảnh hưởng đến sự khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Cách nhận biết gỗ Sưa
Nhìn (quan sát bằng mắt thường): + Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ. (các cụ ngày xưa có câu đẹp như “sắc gỗ sưa” ) + Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp, vân gỗ mật độ dày đặc. + Toom (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có toom màu đen.
Ngửi: đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà giống tàn thuốc lá (những người mới nên dùng cách này để nhận biết gỗ Sưa). Cân: nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai … nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, …
Gỗ Trắc
Đặc điểm của gỗ Trắc
Gỗ trắc có 3 loại chính: Trắc đỏ, Trắc vàng, Trắc đen. – Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh. – Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh. – Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Cách nhận biết gỗ Trắc
Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) : + Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm. + Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp, vân vàng vân đen đan xen. Không có vân vằn da báo như gỗ Cẩm và gỗ Sưa.
+ Toom (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có toom màu đen. + Rác gỗ Trắc có màu vàng giống rác gỗ Cẩm. Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục. Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim … Thực tế gỗ trắc để lâu ngày rất dễ nhầm với gỗ Cẩm Lai
Gỗ Cẩm
Đặc điểm của gỗ Cẩm
Chất gỗ rất cứng và chắc, toàn thân gỗ đều có những đường vân nhỏ mảnh chạy khắp, là gỗ tốt, ít bị mối mọt hay nứt nẻ và điểm nữa là loại gỗ này thường có mùi như cây tre ngâm nước lâu ngày mùi thum thủm. Gỗ Cẩm hiện tại ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại khác nhau. Các loại gỗ cẩm khác nhau phân bố rộng rãi ở các vùng miền khác nhau và những cái tên gỗ cẩm cũng được người dân gọi theo những đặc trưng nổi bật của từng loại cẩm để dễ phân biệt. Các loại gỗ cẩm – Gỗ cẩm nghệ: là loại gỗ cẩm có màu vàng đặc trưng dễ nhận thấy, màu của gỗ có màu tương tự màu nghệ và được dân gian gọi là gỗ cẩm nghệ để phân biệt. Đây là loại gỗ cẩm cũng khá phổ biến nhưng không bằng cẩm lai và cẩm thị. – Gỗ cẩm lai: là một loại gỗ quý, gỗ có màu nâu hồng, có vân đen, cứng, thớ mịn. Cả thịt gỗ và vân gỗ cẩm lai có chung một màu, nên những đường vân uống lượng ẩn trong lớp thịt tạo ra những nét độc đáo phá cách. – Gỗ cẩm thị: Được biết đến là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm và cũng là loại gỗ cẩm khó phân biệt nhất đòi hỏi người thợ thủ công phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể phân biệt chính xác loại gỗ này. Gỗ cẩm thường có vân to và rõ nét, độ tương phản giữa màu của vân gỗ và màu gỗ rất rõ nét nhìn rất đẹp đó cũng là điểm tại nên giá trị cho loại gỗ này. – Gỗ cẩm vân: Cũng có những đặc điểm tương tự như các loại gỗ cẩm khác, ở cẩm vân nổi bật lên là các đường vân gỗ nhiều nhỏ và trải đều cả thân gỗ. Nhìn vân gỗ mảnh có hình dạng rất phong phú và đẹp mắt. – Gỗ cẩm sừng: (tên gọi khác là gỗ cẩm thối): Gỗ cẩm sừng có màu đen sẫm tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm và mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác nên còn được người dân gọi với cái tên là cẩm thối.
Cách nhận biết gỗ Cẩm
Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) : + Sắc gỗ màu: đen hoặc đỏ hồng. + Vân vằn xoắn da báo. + Toom gỗ rất nhỏ. + Rác gỗ Cẩm màu vàng giống gỗ Trắc.
Gỗ Gụ Mật
– Có thớ thẳng,vân đẹp mịn,màu vàng trắng,để lâu chuyển màu nâu sẫm. – Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Gỗ hay được dùng để đóng bàn ghế giường tủ sập cao cấp. – Gỗ có mùi chua nhưng không hăng.
Cách nhận biết gỗ Gụ
Nhìn (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường): + Gỗ gụ có màu nâu thẫm, không bị mối mọt hay mục, hơi có vân hoa. + Toom gỗ Gụ nhiều và dày đặc. + Trong đoạn vân xoắn không có vằn da báo.
Gỗ làm Bàn thờ và đồ thờ cúng tốt nhất