Những nguyên tắc cơ bản khi lập bài vị:
1. Bài vị trên bàn thờ có thể làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Thông thường sử dụng chất liệu gỗ làm bài vị thờ.
2. Kích thước bài vị thường là: Trong lòng để viết chữ rộng từ 3 đến 4 cm, cao từ 13 đến 21 cm; Kích thước tổng thể Bài vị : – Cao 38cm cùng tốt ( Tài chí, Tiến bảo) X Rộng 17cm cũng tốt ( Thêm đinh ,Tài vượng) – Cao 41cm cũng tốt ( Tiến bảo, Đinh) X Rộng 18cm cũng tốt ( lợi ích) – Cao 61cm cũng tốt ( Lợi ích, Tài lộc) X Rộng 21cm cũng tốt ( Đại cát, Tiến bảo) – Hoặc một số kích thước khác được chọn theo số đẹp trên thước Lỗ Ban và có kích thước tỉ lệ cân đối.
3. Bài vị được lưu giữ 5 đời (ngũ đại mai thần chủ) kể từ người chủ cúng, đến đời thứ 6 được đem đốt hoặc thiên di vào nhà thờ tộc họ để thờ chung.
4. Số chữ viết trên bài vị phải được chia hết cho 4, hoặc chia cho 4 còn dư 3 (không được dư 1 hoặc dư 2) theo cách đếm tuần tự 4 chữ: Quỷ – Khốc – Linh – Thính; nếu là người nam thì phải vào chữ Linh (dư 3), người nữ phải vào chữ Thính (chia hết) là được.
5. Các nội dung phải có trong một bài vị (viết bằng chữ Hán Nôm chiều dọc từ trên xuống, từ phải qua trái):
Hàng chính giữa nêu: Vai vế của người được làm bài vị (như cha = hiển khảo; ông nội = tổ khảo; bà cố = tằng tổ tỷ; ông sơ = cao tổ khảo); tiếp đến là tước vị (nếu có); sau đó là tên (gồm tên húy = tên chính, tên tự, tên hiệu, tên thụy … nếu có).
Cách lập bài vị ông bà tổ tiên cha mẹ dựa theo nguyên tắc trên:
Theo phong tục cổ truyền: Năm đời tống giỗ, hay “Ngũ đại mai thần chủ” (Đến 5 đời thì chôn thần chủ). Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, thì không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau năm đời thì rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là “Vĩnh thế thần chủ”
Danh xưng:
Ông Sơ = Cao Tổ Phụ 高祖父
Bà Sơ = Cao Tổ Mẫu 高祖母
Chít = Huyền Tôn 玄孫
Ông Cố = Tằng Tổ Phụ 曾祖父
Bà Cố = Tằng Tổ Mẫu 曾祖母
Chắt = Tằng Tôn 曾孫
Ông Nội = Nội Tổ Phụ 內祖父
Bà Nội = Nội Tổ Mẫu 內祖母
Cháu Nội = Nội Tôn 內孫
Ông Nội Đã Mất = Nội Tổ Khảo 內祖考
Bà Nội Đã Mất = Nội Tổ Tỷ 內祖妣
Cháu Nội = Nội Tôn 內孫
Cháu Nối Dòng = Đích Tôn 嫡孫
Ông Ngoại = Ngoại Tổ Phụ 外祖父
Bà Ngoại = Ngoại Tổ Mẫu 外祖母
Ông Ngoại = Ngoại Công 外公
Bà Ngoại = Ngoại Bà 外婆
Ông Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Khảo 外祖考
Bà Ngoại Đã Mất = Ngoại Tổ Tỷ 外祖妣
Cháu Ngoại = Ngoại Tôn 外孫
Ông Nội Vợ = Nhạc Tổ Phụ 岳祖父
Bà Nội Vợ = Nhạc Tổ Mẫu 岳祖母
Ông Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Khảo 岳祖考
Bà Nội Vợ Đã Mất = Nhạc Tổ Tỷ 岳祖妣
Cháu Nội Rể = Tôn Nữ Tế 孫女婿
Cha Đã Mất = Hiển Khảo 顯考
Mẹ Đã Mất = Hiển Tỷ 顯妣
Con Trai Mất Cha = Cô Tử 孤子
Con Gái Mất Cha = Cô Nữ 孤女
Con Trai Mất Mẹ = Ai Tử 哀子
Con Gái Mất Mẹ = Ai Nữ 哀女
Con Trai Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Tử 孤哀子
Con Gái Mất Cả Cha Và Mẹ = Cô Ai Nữ 孤哀女
Cha Ruột = Thân Phụ 親父
Cha Ghẻ = Kế Phụ 繼父
Cha Nuôi = Dưỡng Phụ 養父
Cha Đỡ Đầu = Nghĩa Phụ 義父
Con Trai Lớn (Con Cả) = Trưởng Tử 長子
Con Trai Lớn = Trưởng Nam 長男
Con Trai Thứ Hai (Con Kế) = Thứ Nam 次男
Con Trai Thứ Hai (Con Kế)= Thứ Nam 次女
Con Trai Út = Quý Nam 季男
Con Trai Út = Vãn Nam 晚男
Con Trai Nói Chung = Nam Tử 男子
Con Gái Lớn (Con Cả) = Trưởng Nữ 長女
Con Gái Út = Quý Nữ 季女
Con Gái Út = Vãn Nữ 晚女
Con Gái Nói Chung Nữ Tử 女子
Mẹ Ruột = Sinh Mẫu 生母
Mẹ Ruột = Từ Mẫu 慈母
Mẹ Ghẻ = Kế Mẫu 繼母
Con Của Bà Vợ Nhỏ Gọi Bà Vợ Lớn Của Cha Là = Đích Mẫu 嫡母
Mẹ Nuôi = Dưỡng Mẫu 養母
Mẹ Có Chồng Khác = Giá Mẫu 嫁母
Má Nhỏ (Tức Vợ Bé Của Cha) = Thứ Mẫu 次母
Mẹ Bị Cha Từ Bỏ = Xuất Mẫu 出母
Bà Vú Nuôi = Nhũ Mẫu 乳母
Chú Vợ = Thúc Nhạc 叔岳
Bác Vợ = Bá Nhạc 伯岳
Cháu Rể = Điệt Nữ Tế 侄女婿
Chú Ruột = Thúc Phụ 叔父
Vợ Của Chú Thím = Thẩm 嬸
Bác Ruột = Bá Phụ 伯父
Cháu Của Chú Và Bác Tự Xưng Là = Nội Điệt 內姪
Cha Chồng = Chương Phụ 嫜父
Dâu Lớn = Trưởng Tức 長媳
Dâu Thứ = Thứ Tức 次媳
Dâu Út = Quý Tức 季媳
Dâu Nói Chung = Hôn Tử 婚子
Cha Vợ (Chết) = Ngoại Khảo 外考
Mẹ Vợ (Chết) = Ngoại Tỷ 外妣
Rể Tế 婿
Chị, Em Gái Của Cha Ta Kêu Bằng Cô = Thân Cô 親姑
Chồng Của Cô = Cô Trượng 姑丈
Chồng Của Cô = Tôn Trượng 尊丈
Chồng Của Dì = Di Trượng 姨丈
Chồng Của Dì = Biểu Trượng 表丈
Cậu Cựu Phụ 舅父
Mợ Cựu Mẫu 舅母
Mợ Cấm 妗
Ta Tự Xưng Là = Sanh Tôn 甥孫
Cậu Vợ = Cựu Nhạc 舅岳
Cháu Rể = Sanh Tế 甥婿
Vợ = Chuyết Kinh 拙荊
Vợ Chết Rồi =Tẩn 嬪
Ta Tự Xưng Là = Lương Phu 良夫
Vợ Bé = Thứ Thê 次妻
Vợ Bé = Trắc Thất 測室
Vợ Lớn = Chánh Thất 正室
Vợ Sau = Kế Thất 繼室
Anh Ruột = Bào Huynh 胞兄
Em Trai = Bào Đệ 胞弟
Em Trai = Xá Đệ 舍弟
Em Gái = Bào Muội 胞 妹
Em Gái = Xá Muội 舍 妹
Chị Ruột = Bào Tỷ 胞 姊
Anh Rể = Tỷ Trượng 姊 丈
Anh Rể = Tỷ Phu 姊夫
Em Rể = Muội Trượng 妹丈
Em Rể = Muội Phu 妹 夫
Em Rể = Khâm Đệ 襟弟
Chị Dâu Tợ Phụ 似婦
Chị Dâu = Tẩu 嫂
Chị Dâu = Tẩu Tử 嫂 子
Em Dâu = Đệ Phụ 弟 婦
Em Dâu = Đệ Tức 弟媳
Chị Chồng = Đại Cô 大 姑
Em Gái Của Chồng = Tiểu Cô 小姑
Anh Chồng = Phu Huynh 夫兄
Anh Chồng Đại Bá 大伯
Em Trai Của Chồng Phu Đệ 夫弟
Em Trai Của Chồng Tiểu Thúc 小叔
Chị Vợ Đại Di 大姨
Em Vợ (Gái) Tiểu Di Tử 小姨 子
Em Vợ (Gái) Thê Muội 妻妹
Anh Vợ Thê Huynh 妻兄
Anh Vợ = Đại Cựu 大舅
Anh Vợ = Ngoại Huynh 外兄
Em Vợ (Trai) = Ngoại Đệ 外弟
Em Vợ (Trai) Thê Đệ 妻弟
Em Vợ (Trai) Tiểu Cựu Tử 小舅子
Con Gái Đã Có Chồng Giá Nữ 嫁女
Con Gái Chưa Có Chồng Sương Nữ 孀女
Cha Ghẻ (Con Tự Xưng) Chấp Tử 執子
Cha Chết Trước, Rồi Đến Ông Nội Chết. Tôn Con Của Trưởng Tử Đứng Để Tang, Gọi Là Đích Tôn Thừa Trọng 嫡孫承重
Cha Chết Đã Chôn Hiển Khảo 顯 考
Mẹ Chết Đã Chôn Hiển Tỷ 顯 妣
Anh Ruột Của Cha Đường Bá 堂伯
Em Trai Của Cha Đường Thúc 堂叔
Chị Và Em Gái Của Cha Đường Cô 堂 姑
Anh Em Bạn Với Cha Mình Niên Bá 年伯
Anh Em Bạn Với Cha Mình Quý Thúc 季叔
Anh Em Bạn Với Cha Mình Lệnh Cô 令姑
Bác Của Cha Mình Tổ Bá 祖伯
Chú Của Cha Mình Tổ Thúc 祖叔
Cô Của Cha Mình Tổ Cô 祖姑
Gia Tiên Bên Nội Nội Gia Tiên 內家先
Gia Tiên Bên Ngoại Ngoại Gia Tiên 外家先
Con Thừa Lệnh Mẹ Đứng Ra Cúng Cho Cha Cung Thừa Mẫu Mệnh 恭承母命
Con Thừa Lệnh Cha Đứng Ra Cúng Cho Mẹ Cung Thừa Phụ Mệnh 恭承父命